Trang chủ / Hướng dẫn Kỹ thuật và chuyển giao Công nghệ / Kỹ thuật trồng dưa vàng Kim Vương trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao

Kỹ thuật trồng dưa vàng Kim Vương trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao



Dưa vàng Kim Vương là một loại trái cây có mẫu mã đẹp, chất lượng ăn giòn, ngọt mát và rất tốt cho sức khỏe bởi chứa nhiều loại vitamin, vi khoáng,...vì vậy được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng . Mặt khác, đây là cây trồng "dễ tính", đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng nên diện tích ngày càng được mở rộng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.Tuy nhiên, để trồng được những trái dưa chín vàng thơm ngon, ngọt mát còn tùy từng điều kiện canh tác và mùa vụ khác nhau để ứng dụng những biện pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp.
Hiện nay việc trồng dưa trên giá thể trong nhà màng với hệ thống tưới nhỏ giọt đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi bởi rất nhiều ưu điểm :
- Nhà có màng che mưa và lưới chắn quanh nên cách ly các nguồn sâu bệnh hại cây trồng. Hạn chế sâu bệnh đồng nghĩa với hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Cây trồng trên bầu giá thể đảm bảo yếu tố " đất sạch", sử dụng triệt để nước tưới và phân bón, không gây hao hụt dinh dưỡng.
- Không phụ thuộc vào thời tiểt do có hệ thống điều chỉnh khí hậu.
- Sử dụng hệ thống tưới cung cấp chất dinh dưỡng tự động theo tiến độ sinh trưởng phát triển của cây nên kiểm soát hoàn toàn dư lượng phân bón trong cây, cây phát triển khỏe, năng suất, chất lượng cao.
- Do tự động cao nên giảm được nhân công.
- Mái nhà màng sử dụng vật liệu PE chuyên dụng, ngăn mưa, loại bỏ 90% yếu tố mùa vụ, tạo điều kiện canh tác cây trái vụ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
- Nền phủ bạt cao su trắng tạo vẻ mỹ quan, chống được cỏ dại và phản xạ ánh sáng.
- Sự phân bổ nước và phân bón được kiểm soát dễ dàng ở mỗi lỗ nhỏ giọt bởi các van điều khiển nên không bị dư thừa, thất thoát lãng phí.
- Duy trì bộ lá khô ráo, giảm nguy cơ bị tấn công bởi dịch hại
Khi đã có được các điều kiện canh tác trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao như nói ở trên thì chúng ta còn cần lưu ý nhiều yếu tố kỹ thuật khác đi kèm để đảm bảo cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Một số biện pháp kỹ thuật cần phải tuân thủ gồm:

(1) Chuẩn bị cây con và giá thể : Sử dụng khay ươm cây thường bằng vật liệu xốp (50 lỗ/khay) để gieo hạt. Giá thể gieo hạt là mụn xơ dừa đã được xử lý chất chát (tanin, lignin), tro trấu hun, phân hữu cơ (trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai) đã được xử lý bằng nấm trichoderma (1,5 kg/1 tấn nguyên liệu)

 - Mụn xơ dưa + phân hữu cơ + tro trấu hun phối trộn theo tỷ lệ tương ứng là 70% + 20% + 10%, rồi cho vào đầy lỗ mặt khay và tiến hành gieo 1 hạt/lỗ. Sau đó tưới nước giữ ẩm hằng ngày, khay ươm được đặt trong nhà ươm có che mưa và lưới chắn côn trùng 

(2) Trồng và chăm sóc :

 * Trồng cây con: Cây con trước khi đưa vào gieo trồng được lựa chọn cẩn thận, phải đạt các tiêu chuẩn:

• Số ngày gieo ươm: 10 – 12 ngày

• Chiều cao cây: 5 - 7 cm

• Đường kính thân: 1,5- 3 mm

• Số lá thật: 2 lá

• Tình trạng cây xuất vườn : Cây khoẻ mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt, không có các biểu hiện nhiễm sâu bệnh. Nên trồng vào buổi chiều mát, đặt cây nhẹ nhàng để tránh tổn thương cây con, không nén quá chặt, trồng xong phải tưới nước ngay. Từ 3-5 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết.

Hạt dưa sau gieo 5 ngày

*Mật độ, khoảng cách trồng: - Trồng hàng kép: hàng x hàng=1,5 m, cây x cây= 40 cm, mật độ: 2.400 -2600 cây/1000 m2. Từ 3-5 ngày sau trồng tiến hành trồng dặm lại các cây bị chết.  

Trồng bằng túi nilon k.t : 20 x 40 cm, đục lỗ sát đáy

* Tưới nước và bón phân: - Tưới tưới: sử dụng nước giếng khoan hay nước sông qua lọc cát và than hoạt tính, để lắng, khử trùng, đảm bảo pH từ 6,0 -6,5, nước không nhiễm vi sinh vật có hại.

Bảng . Chế độ tưới cho dưa theo từng giai đoạn

Giai đoạn

Số lần tưới (lần/ngày)

Thời gian tưới (phút/lần)

Lượng nước (lít/bầu/ngày)

Trồng – 14 ngày

9

4

1.2

Trồng 15 ngày - ra hoa

10

5

1.7

Đậu quả - bắt đầu chín

10

6

2.0

Bắt đầu Chín – Thu hoạch 

8

5

1.3

- Loại phân bón sử dụng: Các phân như KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2SO4, Ure, KH2PO4, Ca(NO3)2 thường được hòa tan vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây. Trong các loại phân này phải đảm bảo chứa đủ các nguyên tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đó chính là K, N, P, S, Ca, Mg. Đa số các loại phân bón này là phân vô cơ, dễ tan trong nước, chúng thường ở dạng rắn . Ngoài ra còn cần bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng như Zn, Cu, Fe, Mn, Bo,...

Bảng 2. Các loại phân bón sử dụng trong trồng dưa vàng

Loại phân

Thành phần

Nguồn gốc

KNO3

14% N và 37% K

Israel

KH2PO4

23% P và 28% K

Israel

Ca(NO3)2·4H2O

16% N và 20% Ca

Canada

K2SO4

43,3% K

Bỉ

MgSO4·7H2O

11% Mg

Việt Nam

MnSO4·4H2O

28% Mn

Việt Nam

H3BO3

20,5% B

Mỹ

ZnS04.7H2O

36% Zn

Việt Nam

CuSO4.5H20

25% Cu

Việt Nam

NH4Mo7N6O24

39,6% Mo

Hàn Quốc

FeEDTA

11% Fe

Việt Nam

Ure

46,3%N

Việt Nam

  * Chăm sóc: Khi trồng được 7 - 10 ngày, bắt đầu treo dây cố định cây, đến giai đoạn ra hoa tiến hành thụ phấn bằng ong hoặc thủ công (thụ phấn bằng thủ công là lấy hoa đực để chụp vào hoa cái, thụ từ lúc sáng sớm và thụ trước 9h sáng để đảm bảo hạt phấn còn sống).- Tỉa bỏ sớm các chồi nhánh dưới nách lá thứ 8 trở xuống. Thụ phấn cho hoa cái ở các chồi nhánh từ nách lá thứ 8 đến 10 hoặc tới nách lá thứ 12 nếu gặp bất thuận về thời tiết 
- Sau khi thụ phấn thành công, quả đã đậu thì bấm ngọn, chỉ để lại 2 lá sau quả để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
- Khi quả có đường kính từ 2 - 4 cm. Mỗi cây chỉ để lại 1 quả, sau đó tỉa hết cành nách tạo thông thoáng và hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. 
 Bấm ngọn chính khi cây được 23 - 25 lá

Bấm ngọn bên, bấm chừa lại 2 lá

(3) Thu hoạch : Dưa nên được thu hoạch đúng thời điểm dựa trên chỉ số chín (dựa vào các yếu tố như thời gian từ lúc trồng, màu sắc vỏ, độ nứt của cuống) để quả đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng, kéo dài thời gian tồn trữ.