KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI TÂY CHO HIỆU QUẢ CAO
Chuối tây trồng tại Việt Nam được đánh giá là một mặt hàng xuất khẩu có chất lượng tốt, có thể xuất sang nhiều thị trường tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản.
Chuối tây không kén đất, dễ trồng, dễ chăm sóc, lại cho quả to, đều, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng. Quả chuối tây có giá trị dinh dưỡng cao. Chuối còn được sử dụng để chữa bệnh thiếu máu, huyết áp, táo bón, loét dạ dày… nên được người tiêu dùng ưu ái lựa chọn . Lá chuối dùng để gói bánh, thân chuối sau khi khai thác quả và đốn bỏ có thể băm nhỏ làm thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm.
- Đất đai: chuối tây dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, nên lựa chọn đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa màu mỡ, đất ven sông, đất thoáng có cấu tượng tương đối tốt và độ xốp cao. Yêu cầu độ pH từ 4,5 - 8, phù hợp nhất nên từ 6 - 7,5.
- Khí hậu, nhiệt độ: Chuối tây là cây nhiệt đới nên ưa sống ở khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ sinh trưởng thuận lợi từ 25 - 30 độ C. Cây chuối có thể chịu được nhiệt độ cao tới 40 độ C nhưng nếu kéo dài thì quả chuối sẽ không chín vàng, vỏ dày, ruột nhão, vị hơi chua.
- Ánh sáng: Chuối tây thích ứng và phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng. Bà con nên lựa chọn nơi trồng thoáng mát, có ánh sáng chiếu hàng ngày.
- Nguồn nước: Rễ, thân, lá, quả chuối đều chứa hàm lượng nước rất cao. Do đó lượng nước cần phải duy trì từ 15 - 20 lít/ngày/cây.
Tiêu chuẩn chọn giống: Cây chuối tây được nhân giống và nuôi cấy bằng mô.- Cây khỏe, chiều cao trên 1m, đã có khoảng 3 - 6 lá, lá không bị dập, xoăn, không bị bệnh.
Thời vụ và mật độ trồng : Vụ Xuân: tháng 2, 3, 4 ; Vụ hè thu: tháng 8, 9
Mật độ trồng thích hợp: là 3x3m ( 1.100 cây/ha) hoặc 3x2,5m ( 1.300 cây/ha).
Đất trồng phải được dọn cỏ sạch sẽ, nên tiến hành trước 1 tháng để có thời gian phơi ải, hạn chế mầm bệnh.
Làm luống trồng có chiều rộng 3 - 3,5m, cao 30 - 40cm. Ở giữa đào từng hố trồng cây với kích thước: 40x40x40 (cm).
Lấy một phần đất mặt để trộn với 5 kg phân Hữu cơ Toàn cầu xanh + 1 kg vôi bột + 1kg phân lân super + 1 kg phân kali + 1 kg phân Silic sau đó bón vào hố đất trước 15 ngày.
Đặt cây chuối con vào giữa hố, đặt thẳng đứng tránh để cây mọc nghiêng. Lấy đặt thịt trên mặt lấp kín gốc, giậm chặt phần đất xung quanh tránh làm đổ cây, bị đứt rễ non, đồng thời giúp cho cây được tiếp xúc với đất để nhanh bén rễ. Sau khi trồng thì tưới đẫm nước.
❖ Bón phân : Phân Hữu cơ Toàn cầu xanh : 5 kg / 1 Gốc cây + 1 kg Silic , bón lót khi đào hố trồng.
- 200kg N + 80kg P2O5 + 200kg K2O.
- chuối tây đòi hỏi lượng kali lớn để kích thích phát triển, ra trái. Tuy nhiên, lượng dinh dưỡng này lại tập trung nhiều ở cuống buồng và vỏ quả, do đó sau khi thu hoạch cần cung cấp lại cho bộ rễ. Ngoài ra, chuối tây cũng cần được bổ sung kẽm liều lượng từ 5 - 10kg/ha, phun từ 1 - 3 lần trong 1 mùa vụ.
Chia lượng phân bón thành các đợt để bón cho cây chuối, cụ thể:
Đợt 1 : 2 tháng sau khi trồng : 500 g NPK/1 cây
Đợt 2 : 5 tháng sau khi trồng : 100 g Đạm + 200 g Kali/1 cây
Đợt 3 : 1 tháng sau khi cây ra buồng : 100 g Đạm + 200 g Kali/1 câyTưới nước : Bộ rễ của chuối tây không ăn sâu nên yêu cầu một lượng nước cao vào mùa khô nóng. Tuy nhiên, chúng cũng không chịu được ngập úng, nếu ngập quá 10 ngày, chuối sẽ bị thối rễ và chết.
Mùa nóng nên tưới 2 lần/ngày khi cây còn nhỏ. Khi cây bắt đầu cho thu trái, tiến hành tưới định kỳ 2 lần/tuần vào mùa khô.
❖ Cắt tỉa, tạo hình
Cần thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa bỏ những lá già để cây nhanh ra hoa và quả.
Trồng một cây chuối có thể sản sinh thêm nhiều mầm, chồi. Sau khi trồng khoảng 3 tháng, nên tỉa bỏ bớt chồi non, chỉ giữ lại từ 1 - 2 chồi nhỏ bên dưới để đáp đúng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây và quả.
Có thể tỉa khéo léo để mang chồi đi trồng tiếp. Cách tiến hành: dùng mai hoặc thuổng để đào xung quanh phía ngoài của cây cho lộ phần củ, sau đó sắn vào giữa cây mẹ và cây con để tách lấy cây con giống. Sau khi lấy cây giống, nên để cây trong bóng râm, trên nền đất từ 5 - 7 ngày, tưới nước duy trì độ ẩm cho vết thương lành lại sau đó mới đem đi trồng.
Những tháng sau cũng tiến hành tỉa chồi, cắt tỉa lá già tương tự.
Lưu ý: Nếu tỉa cây con đi trồng cần tiến hành nhẹ nhàng, tránh làm tổn lại cây mẹ. Nếu trong vườn có cây yếu, cây nằm sát nhau, gối lên nhau cũng nên tỉa bớt đi.
❖ Tỉa buồng
Một nải chuối tây có từ 10 - 13 nảy/ buồng là đẹp. Do đó, cần bẻ bắp tỉa quả để tạo hình, giúp quả chuối to, mập, đẹp và ngọt hơn.
Tỉa bỏ những nải chuối ra ở phía dưới cùng. Nên tiến hành vào buổi chiều, khi thời tiết râm mát, tránh thời tiết mưa gió sẽ làm buồng chuối bị chảy nhựa ảnh hưởng đến chất lượng khi thu hoạch. Sau khi cắt bỏ nải chuối ở dưới, dùng tro sạch để bôi vào vết cắt để vết thương mau khô, không bị chảy nhựa.
❖ Bao quày
Để giảm sâu bệnh gây hại, tác động của thời tiết, bà con có thể áp dụng phương thức bao quày. Sau khi cắt tỉa nải chuối trên buồng, dùng thuốc Decis và Mancozeb 0,1% phun lên quày sau đó lấy túi nilon hoặc giấy dầu có đục nhiều lỗ để bao lại. Kích thước tối thiểu của bao nên từ 120 x 75 cm.
Bao từ dưới lên, phần trên dùng dây nilon màu buộc lại.
Thân chuối có chứa nhiều nước, buồng chuối nặng, bộ rễ lại không ăn sâu do đó bà con nên làm cây chống cho buồng chuối để tránh gió bão.
Dùng tre hoặc gỗ chắc chắn xếp chéo lên nhau rồi dùng thép buộc lại làm cột chống. Chống cây đã buộc vào điểm tiếp xúc giữa thân và buồng sau đó đặt thêm một thanh gỗ nằm ngang giữa 2 cột chống, buộc cố định lại.
Ngoài ra, cũng nên đắp thêm 10cm đất vào gốc chuối để bảo vệ bộ rễ.
❖ Quản lý cỏ dại, vệ sinh vườn trồng
Vườn trồng chuối tây cần được làm sạch cỏ dại. Nên làm bằng phương pháp thủ công, không sử dụng thuốc trừ cỏ.
Giai đoạn cây con thì làm bằng tay tránh gây tổn hại cho rễ.
Khi bắt đầu bón thúc, trước mỗi lần bón phân, dùng cuốc để xới đất và cỏ xung quanh, chỉ xới lớp cỏ mặt.
Sau khi làm cỏ cần vệ sinh tổng thể cả cỏ dại, lá già đã cắt tỉa hạn chế mầm bệnh phát sinh
Khi cây lớn, có thể trồng xen canh một số cây họ đậu để sau khi thu hoạch, phần thân của cây họ đậu sẽ dùng để ủ làm phân hữu cơ bón lại cho cây trồng. Phương pháp này vừa giúp hạn chế cỏ dại, vừa tăng thêm thu nhập lại có một lượng phân sạch cải tạo đất trồng.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cây chuối tây
- Bệnh chuối rụt: Bệnh này phát sinh quanh năm nhưng tập trung gây hại mạnh nhất vào thời điểm độ ẩm cao. Khi bị bệnh, phần đọt chuối sẽ chùn lại làm cho cây không thể trổ hoa, ra trái.
Phòng bệnh bằng cách quản lý, dọn dẹp cỏ dại, lá già, thu gom và tiêu hủy cây bị bệnh, cả cả phần củ và chồi cũng nên đào lên đem đốt bỏ.
Không nên tụ gốc vào mùa mưa sẽ khiến mầm bệnh phát sinh.
- Bệnh đốm lá: Bệnh đốm lá do nấm gây ra. Ở viền lá hoặc trên mặt lá sẽ có cũng đốm nhỏ màu vàng, hình thoi, sau đó chuyển dần sang màu vàng tro, chất diệp lục trên lá bị phá hủy dần đàn khiến cây chậm lớn. Bệnh này lây lan nhanh vào mùa hè, tuy nhiên do mùa hè ra nhiều lá xanh nên rất khó phát hiện.
Cần tiến hành cắt bỏ lá của những cây bị bệnh kết hợp bón thêm kali để hạn chế dịch bệnh. Đối với cây đã bị bệnh và được cắt bỏ phần lá, bà con có thể dùng thuốc Boocđô nồng độ 1% để phun cho cây.
- Bệnh héo rũ: Đây là bệnh phổ biến ở tất cả các giống chuối. Lá sẽ bị vàng dần, lây lan từ bìa vào trong gân lá khiến lá bị lẽo, gãy cuống. Bệnh này khiến cho phần thân giả bị chết nhưng vẫn đứng vững, bẹ ngoài bị nứt dọc thân. Nếu như cắt ngang phần thân giả sẽ thấy ở tâm giữa có màu vàng…
Trị bằng cách đốn bỏ cây bị bệnh nặng. Nếu bệnh đã lây lan ra cả vườn thì vườn đó nên ngừng canh tác, tiến hành khử trùng đất, phơi ải sau đó mới trồng lại được,.
Thu hoạch :Nên thu hoạch vào thời điểm chuối đạt độ chín khoảng 85 - 90%, vỏ xanh thẫm, quả đầy đặn, lớn hết cỡ.Cắt cả buồng chuối sau đó dựng ngược ở nơi khô ráo, thoáng mát để chảy bớt nhựa.
Thực hiện đúng kỹ thuật trồng chuối tây, chuối tây cho thu hoạch từ sau 10 - 12 tháng khi trồng, ước tính 1ha trồng được từ 1.000 - 1.200 khóm, năng suất đạt từ 20 - 30 tấn cho thu nhập cao.