Trang chủ / Hướng dẫn Kỹ thuật và chuyển giao Công nghệ / Tiêu chuẩn Hữu cơ PGS Việt Nam

Tiêu chuẩn Hữu cơ PGS Việt Nam


Tiêu chuẩn Hữu cơ PGS Việt nam : Tiêu chuẩn này được soạn thảo dựa trên TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM HỮU CƠ (10TCN 602-2006) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2006.
GIỚI THIỆU : Tiêu chuẩn hữu cơ PGS Việt Nam áp dụng cho các nhà sản xuất là bộ tiêu chuẩn do Ban điều phối PGS soạn thảo tham chiếu theo các Tiêu chuẩn cơ bản của IFOAM2 và Tiêu chuẩn Quốc Gia về sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng. Bộ tiêu chuẩn PGS này áp dụng cho người sản xuất bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Tiêu chuẩn về vận hành, chế biến và bán lẻ các sản phẩm hữu cơ sẽ được áp dụng riêng. Những tiêu chuẩn này tạo điều kiện cho PGS Việt Nam cung cấp dịch vụ chứng nhận cho các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ từ sản xuất đến bán hàng cho tới người tiêu dùng. Tiêu chuẩn hữu cơ PGS Việt Nam áp dụng cho người sản xuất được trình bày sau đây với mục đích làm rõ thêm mối quan hệ giữa các nguyên tắc chung của nông nghiệp hữu cơ với các tiêu chuẩn cụ thể:
*. Nguyên tắc chung là những mục tiêu mong đợi của sản xuất hữu cơ. Những nguyên tắc này được viết ra dưới dạng câu khẳng định, sử dụng động từ chỉ trạng thái “là”.
*. Phương pháp khuyến cáo là những gợi ý cho nông dân áp dụng trên đồng ruộng hữu cơ. PGS Việt Nam khuyến khích nông dân sử dụng các phương pháp này càng nhiều càng tốt chứ không bắt buộc họ phải áp dụng.
*. Tiêu chuẩn là những yêu cầu cơ bản mà nông dân phải tuân theo để được PGS Việt Nam chứng nhận. Cần lưu ý rằng trước khi nông hộ/đồng ruộng nào đó được chứng nhận là hữu cơ thì nông hộ/đồng ruộng đó phải áp dụng và đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn.
Một số thuật ngữ kỹ thuật giải thích trong phần định nghĩa được trình bày dưới đây.
+ NGUYÊN TẮC CỦA NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ :
Mục đích chính của nông nghiệp hữu cơ bao gồm: 
- Sản xuất thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao; 
- Tăng cường chu kỳ sinh học trong hệ thống trang trại; 
- Duy trì và tăng độ màu mỡ của đất; 
- Làm việc trong hệ thống khép kín nhiều nhất có thể; 
- Tránh gây ô nhiễm từ canh tác nông nghiệp; 
- Giảm thiểu sử dụng nguồn nguyên liệu không có khả năng phục hồi;
- Duy trì và bảo vệ môi trường.
+- PGS : Hệ thống đảm bảo chất lượng cùng tham gia
+- IFOAM: Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ
- ĐỊNH NGHĨA :
- Kỹ thuật gien Vật liệu gen di truyền của thực vật, động vật, các vi sinh vật, các tế bào và các đơn vị sinh vật khác được thay đổi nhờ kỹ thuật sinh học phân tử mà sự thay đổi này không thể thực hiện được qua quá trình nhân giống, chọn lọc hoặc đột biến tự nhiên. Phương pháp trong kỹ thuật gen bao gồm tái tổ hợp ADN, hợp nhất tế bào, vi cấy tế bào, khuyết đoạn gen và nhân đôi gen. Các kỹ thuật không áp dụng trong kỹ thuật gen bao gồm tiếp hợp, truyền tính trạng và lai giống tự nhiên .
-Sinh vật biến đổi gen (GMOs) Là các sinh vật sống kể cả thực vật, động vật hoặc các vi sinh vật có nguồn gốc từ kỹ thuật gen.
-Vận hành Bao gồm: sấy khô, làm sạch, cắt tỉa, phân loại, bao gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm ,
- Nhãn, mác Là bất kỳ từ ngữ, đặc điểm, tên thương mại, thương hiệu, tên tổ chức chứng nhận, tranh ảnh hoặc biểu tượng xuất hiện trên bao bì, văn bản, thông báo, nhãn hiệu, bảng hiệu hoặc dây đai hoặc có biểu thị cho sản phẩm.
- Người vận hành Là bất kỳ người nào có liên quan đến bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bán lẻ, trình bày, nhập khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm hoặc là người đưa sản phẩm đó ra thị trường.
- Sản xuất song song Trồng trọt, xử lý và chế biến một sản phẩm cùng một lúc bằng phương pháp hữu cơ và một phương pháp khác. Các phương pháp khác bao gồm không hữu cơ, đang chuyển đổi, tự cho là tự nhiên, và hữu cơ nhưng các sản phẩm lại không có chứng nhận.
- Cây một năm Là các cây trồng có chu kỳ sinh trưởng ngắn và được thu hoạch trong vòng một vụ canh tác. Cây lâu năm Là các cây trồng có chu kỳ sinh trưởng dài hơn một năm và được thu hoạch liên tục nhiều hơn một năm.
-Đầu vào Là những sản phẩm được sử dụng trong sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ như phân bón, các chất bổ sung dinh dưỡng đất, chất bảo vệ thực vật kể cả chất phụ gia và chất hỗ trợ chế biến được sử dụng trong các sản phẩm chế biến hữu cơ. Đầu vào thương mại Là đầu vào được sản xuất và chế biến nhằm mục đích thương mại.
- Đồng ruộng Là một mảnh đất canh tác có khoảng cách liền kề. Đôi khi được gọi là “thửa ruộng”. Trang trại Tất cả đất nông nghiệp (dùng cho trồng trọt hoặc chăn nuôi gia súc) dưới sự quản lý của một người. Đất này bao gồm cả đất thuê từ người khác để sản xuất và người sản xuất không phải là chủ đất.
Thời kỳ chuyển đổi Là thời kỳ bắt đầu làm nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn ACT cho tới khi sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ.
1. QUẢN LÝ CHUNG
1.1 CHUYỂN ĐỔI TOÀN BỘ HỘ SẢN XUẤT :
Nguyên tắc chung :Toàn bộ hộ sản xuất, bao gồm cả chăn nuôi gia súc, được chuyển đổi sang phương thức quản lý hữu cơ tuân theo các tiêu chuẩn quy định trong một thời kỳ nhất định. Hệ thống sản xuất hữu cơ cần cam kết liên tục áp dụng các biện pháp sản xuất hữu cơ .
Tiêu chuẩn
1.1.1 Không được phép sản xuất song song tức là: cây trồng trên đồng ruộng hữu cơ phải khác với cây trồng trên đồng ruộng canh tác thông thường. Nếu có chăn nuôi hữu cơ trong nông hộ, thì không được phép nuôi cùng một loại động vật theo cả phương pháp hữu cơ và thông thường.
1.1.2 Trong trường hợp người sản xuất không chuyển đổi tất cả đồng ruộng sang canh tác hữu cơ thì các ruộng hữu cơ và các ruộng thông thường phải được tách biệt và tất cả các ruộng phải được PGS thanh tra.
1.1.3 Trên những ruộng đã được cấp chứng nhận hữu cơ, không được chuyển đổi qua lại giữa sản xuất hữu cơ và sản xuất thông thường.
1.2 Bảo tồn đất và nước Nguyên tắc chung Các phương pháp canh tác hữu cơ bảo tồn và tăng cường dinh dưỡng của đất, bảo toàn chất lượng nước và sử dụng nước một cách có trách nhiệm và hiệu quả.
Tiêu chuẩn
1.2.1 Nếu nơi sản xuất có nguy cơ bị xói mòn đất, người sản xuất phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa xói mòn như trồng cây theo đường đồng mức, v.v.
1.2.2 Khi có điều kiện thích hợp, người sản xuất phải áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sự hóa mặn đất.
1.2.3 Trong quá trình chẩn bị đất trồng, cấm đốt tàn dư cây trồng hoặc thực vật tự nhiên hoặc đất hoang
1.2.4 Người sản xuất phải áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khai thác nguồn nước quá mức và phải cố gắng giữ gìn chất lượng nước.
1.2.5 Nông dân phải hoàn trả lại dinh dưỡng, chất hữu cơ và các nguồn khác bị lấy đi từ đất qua quá trình thu hoạch sản phẩm bằng cách tái chế, phục hồi, và bổ sung các vật liệu hữu cơ và dinh dưỡng vào đất
1.2.6 Trường hợp người sản xuất đã được cấp chứng nhận có tiến hành chăn nuôi (kể cả gia cầm) trong khu vực được chứng nhận thì công tác quản lý chăn thả phải bao gồm cả các biện pháp phòng ngừa thoái hóa, ô nhiễm đất và nguồn nước.
1.3 Quản lý hệ sinh thái Nguyên tắc chung Canh tác hữu cơ làm lợi cho chất lượng của hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.
Tiêu chuẩn
1.3.1 Người sản xuất phải duy trì và tăng cường đa dạng sinh học trong hộ sản xuất bằng việc ít nhất giữ 5% diện tích đồng ruộng làm môi trường sống cho các loài - 2 - thực vật và động vật khác nhau. Những khu vực này có thể là đất rừng, rừng ngập nước, bụi cây hoặc các cây to trên đồng, hàng cây chắn ở khu vực ranh giới, vườn quả hỗn hợp, kênh rạch, ao hồ tự nhiên và những khu vực chưa khai thác có các cây mọc tự nhiên.
1.3.2 Cấm phát quang khu vực có hệ sinh thái nguyên thủy.
1.3.3 Hệ thống canh tác thủy canh và hệ thống trồng trọt “không có đất” không được phép trong canh tác hữu cơ 1.4 Kỹ thuật gen Nguyên tắc chung Kỹ thuật gien bị loại trừ ra khỏi sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ.
Tiêu chuẩn
1.4.1 Cấm tất cả vật liệu đầu vào trong toàn bộ hộ sản xuất có nguồn gốc biến đổi gen. 1.4.2 Vật liệu đầu vào sản xuất phải truy xuất được một bước trước đó để kiểm chứng là vật liệu đó không được sản xuất từ thực vật, động vật hoặc vi sinh vật có nguồn gốc từ kỹ thuật gen, xét cả về trực tiếp và gián tiếp.
1.5 Tài liệu hóa Tiêu chuẩn
1.5.1 Nông dân phải duy trì việc ghi chép và lưu giữ tất cả giấy tờ chứng minh nguồn gốc của vật liệu đầu vào, số lượng được sử dụng và giấy tờ giao dịch bán hàng. Những tài liệu này sẽ được cung cấp cho công tác thanh tra PGS.
1.5.2 Nếu có bất kỳ thay đổi gì trong sản xuất của hộ nông dân như tăng hoặc giảm đất, thay đổi về loại cây trồng hoặc loại động vật v.v..., người sản xuất ngay lập tức phải thông báo cho PGS.
2. TRỒNG TRỌT HỮU CƠ
2.1 Yêu cầu chuyển đổi
Nguyên tắc chung Thời kỳ chuyển đổi cho phép thiết lập hệ thống quản lý hữu cơ và xây dựng độ phì đất.
Tiêu chuẩn
- 2.1.1 Tất cả đồng ruộng đăng ký chứng nhận hữu cơ phải được đặt trong một thời kỳ chuyển đổi. Trong thời kỳ này, người sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn PGS, nhưng các sản phẩm được trồng trong thời kỳ chuyển đổi không được bán là sản phẩm hữu cơ.
2.1.2 Một cuộc thanh tra sẽ được tiến hành ngay sau khi đăng ký PGS để cho biết thời điểm bắt đầu và kết thúc chuyển đổi.
2.1.3 Đối với các loại cây hàng năm, thời kỳ chuyển đổi là 6 tháng nếu diện tích sản xuất được cấp chứng nhận của chính phủ là đủ điều kiện sản xuất “An toàn” hoặc VietGap, hoặc là 12 tháng nếu không có chứng nhận này. Sản phẩm được thu hoạch sau thời kỳ chuyển đổi có thể được bán là “sản phẩm hữu cơ” cùng nhãn mác PGS sau khi đã được chứng nhận.
2.1.4 Đối với các loại cây lưu năm, thời kỳ chuyển đổi là một chu kỳ hoàn chỉnh (từ khi kết thúc thu hoạch vụ trước cho tới khi thu hoạch vụ mới). Sản phẩm được thu hoạch sau thời kỳ chuyển đổi có thể được bán là “sản phẩm hữu cơ” cùng nhãn mác PGS khi đã được cấp chứng nhận
2.2 Lựa chọn loại cây trồng và giống Nguyên tắc chung Lựa chọn loài và giống cây trồng, vật nuôi đưa vào sản xuất trong hệ thống hữu cơ phải thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu địa phương và có khả năng chịu sâu bệnh. Toàn bộ hạt giống và vật liệu trồng trọt phải có nguồn gốc hữu cơ.
Tiêu chuẩn
2.2.1 Nếu sẵn có thì nên sử dụng hạt giống và vật liệu cây trồng hữu cơ. Nếu không thì có thể sử dụng hạt giống thông thường nhưng hạt giống này không được xử lý bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trước khi gieo trồng. Nếu không thể tìm được hạt giống không xử lý hóa chất, thì được phép rửa hạt giống bằng nước sạch để loại bỏ hóa chất trước khi sử dụng
2.2.2 Đối với các loại cây trồng lâu năm, trang trại hữu cơ được phép sử dụng giống sản xuất từ nguyên liệu thực vật thông thường nhưng sản phẩm của các cây trồng này không được bán như là sản phẩm hữu cơ cùng nhãn mác PGS trong vòng 12 tháng đầu.
2.3 Đa dạng hóa trong trồng trọt Nguyên tắc chung Đất và phương pháp quản lý đất là nền tảng của sản xuất hữu cơ. Hệ thống trồng trọt hữu cơ lấy đất làm cơ sở, chăm sóc đất và hệ sinh thái xung quanh, đáp ứng tính đa dạng của các loài sinh vật và khuyến khích vận dụng vòng dinh dưỡng, giảm thiểu xói mòn và mất dinh dưỡng đất.
Tiêu chuẩn
2.3.1 Trong sản xuất cây trồng một năm, người sản xuất phải thiết lập tính đa dạng các loài thực vật trong khu vực sản xuất tối thiểu bằng cách luân canh cây trồng để giảm sâu bệnh và cỏ dại, bao gồm cả luân canh các cây họ đậu để tăng cường các chất hữu cơ và độ phì đất.
2.3.2 Trong sản xuất cây lâu năm, người sản xuất phải thiết lập tính đa dạng thực vật trong trang trại tối thiểu bằng cách trồng các loại cây che phủ đất và/hoặc trồng đa dạng các loài thực vật khác.
- 2.4 Quản lý độ phì đất và sinh trưởng của cây trồng Nguyên tắc chung Canh tác hữu cơ trả lại cho đất các vật liệu động vật, thực vật và vi sinh vật để làm tăng hoặc ít nhất duy trì độ phì nhiêu của đất và các hoạt động sinh học trong đất Cấm sử dụng các loại phân bón tổng hợp và các chất kích thích tăng trưởng.
Tiêu chuẩn
2.4.1 Người sản xuất phải cố gắng sử dụng các chất hữu cơ từ thực vật và động vật được sản xuất trong hộ gia đình để cải tạo đất và cố gắng hạn chế sử dụng các loại vật liệu hữu cơ được mua vào từ bên ngoài. a) Mỗi năm, một loại cây phân xanh cần phải được đưa vào luân canh trong cơ cấu cây trồng b) Nên luân canh nhiều loại cây khác nhau bao gồm các cây họ đậu, cây mùa phụ hoặc cây có rễ ăn sâu. c) Các vật liệu thực vật và động vật phải được ủ thành phân d) Cần có sự kết hợp giữa một kế hoạch luân canh thích hợp với việc sử dụng các vật liệu thực vật không cần ủ đặc biệt là cây họ đậu, các cây được cày vùi hoặc các cây có rễ ăn sâu
2.4.2 Trong trường hợp người sản xuất không có đủ phân động vật để sản xuất, điều này cần phải đươc nêu ra trong kế hoạch quản lý đồng ruộng (FMP). PGS cũng cần phê chuẩn số lượng, loại phân động vật và nguồn gốc trước khi sử dụng.
2.4.3 Cần có một kế hoạch phối hợp sử dụng các loại phân hữu cơ. Sử dụng phân hữu cơ với một lượng thích hợp khi cần thiết có cân nhắc tới cân bằng dinh dưỡng trong đất và nhu cầu về dinh dưỡng của cây trồng đó.
2.4.4 Chỉ được phép sử dụng các loại phân bón, các chất bổ sung dinh dưỡng đất và các chất điều hòa sinh trưởng có trong danh mục đã được PGS phê duyệt.
2.4.5 Cấm sử dụng phân người.
2.4.6 Phân động vật có nguồn gốc từ bên ngoài nông hộ phải được đưa vào ủ nóng .
2.4.7 Được phép sử dụng phân ủ có nguồn gốc trong nông hộ hoặc đưa từ bên ngoài nông hộ vào nhưng phải đảm bảo các thành phần vật liệu hữu cơ đưa vào trong phân ủ có trong danh mục đã được PGS phê chuẩn (Phụ lục - Phần 1). Người sản xuất phải có khả năng cung cấp cho PGS các thông tin về vật liệu hữu cơ được sử dụng và nguồn gốc của phân ủ. 2.4.8 Không được sử dụng rác thải đô thị để ủ phân vì loại rác thải này có nguy cơ nhiễm kim loại nặng cao.
2.4.9 Nước và chất lắng trong hầm bio-gas không được bón trực tiếp cho cây trồng nhưng có thể được sử dụng sau khi trải qua tiến trình ủ để tiêu diệt ký sinh trùng
2.4.10 Đống phân ủ và phân động vật phải được để xa nơi sơ chế và đóng gói sản phẩm thu hoạch.
2.4.11 Phân khoáng được phép sử dụng như một nguồn bổ sung và được đưa vào kế hoạch dài hạn giải quyết nhu cầu dinh dưỡng trong nông hộ có kết hợp với các kỹ thuật khác như vận dụng chu trình dinh dưỡng, trồng các cây họ đậu, luân canh và sử dụng chất hữu cơ. 2.4.12 Các dinh dưỡng vi lượng có trong danh mục đầu vào đã được PGS phê chuẩn (Phụ lục -Phần 1) có thể sử dụng nếu như cây trồng có biểu hiện rõ là thiếu loại dinh dưỡng đó. Tuy nhiên, người sản xuất phải thông báo tới PGS vấn đề đang - 5 - gặp, các phương pháp đã được nỗ lực áp dụng để giải quyết vấn đề và/hoặc các kết quả xét nghiệm mô và đất. 2.4.13 Được phép sử dụng vi sinh vật để cải tạo đất, ủ phân, xử lý nước và chất thải từ chuồng nuôi động vật trừ khi các loại vi sinh này được sản xuất qua kỹ thuật gen.
2.4.14 Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón tổng hợp như phân đạm ure, phân lân và phân kali
2.4.15 Cấm sử dụng các loại hooc môn tăng trưởng thực vật tổng hợp.
2.5 Quản lý sâu, bệnh và cỏ dại Nguyên tắc chung Hệ thống canh tác hữu cơ áp dụng các phương tiện sinh học và trồng trọt để ngăn ngừa thiệt hại không thể chấp nhận được do sâu, bệnh và cỏ dại gây ra. Người sản xuất sử dụng các loại cây trồng và giống đã thích nghi tốt với môi trường, có các kế hoạch bón phân cân đối để duy trì độ phì đất và cây trồng sinh trưởng mạnh khỏe. Các phương pháp khuyến cáo  Thúc đẩy sự phân bố các loại sinh vật có ích và thiên địch (loài ăn thịt và ký sinh) như là trồng các loại hoa cùng với cây trồng chính, trồng cây để tạo môi trường sống hoặc làm tổ cho chim.  Trồng các loại cây xua đuổi côn trùng xen lẫn với cây trồng chính có thể làm giảm sâu bọ như trồng tỏi với bắp cải hoặc trồng xả với cải ăn lá.  Tránh trồng lặp lại một loại cây trồng trên cùng một thửa ruộng để giảm sâu hại. Nên luân canh cây trồng  Sử dụng các biện pháp trồng trọt hợp lý để kiểm soát cỏ dại như cày xới, luân canh, trồng xen, phủ đất bằng các vật liệu tự nhiên. Tiêu chuẩn 2.5.1 Toàn bộ hệ thống sản xuất hữu cơ phải cho thấy được một loạt các biện pháp được áp dụng một cách chủ động để giảm sâu bệnh hại và cỏ dại.
2.5.2 Chỉ được phép áp dụng những biện pháp và các sản phẩm trong danh mục đăng ký đầu vào đã được PGS phê chuẩn (Phụ lục - Phần 2).
2.5.3 Các chất khác không có trong danh mục cho phép có thể được sử dụng sau khi có sự kiểm tra bởi PGS để đánh giá thành phần. Tuy nhiên, vì chúng bị hạn chế sử dụng nên chỉ có thể sử dụng chúng khi có nguy cơ thiệt hại về năng suất và chất lượng nghiêm trọng. Thành phần được sử dụng bao gồm các chất đệm như chất dẫn, chất làm ướt không được xem như là tác nhân gây ung thư, gây quái thai, đột biến hoặc gây độc cho hệ thần kinh
2.5.4 Các sản phẩm bảo vệ thực vật tổng hợp bị cấm sử dụng
2.5.5 Cấm sử dụng chất tẩy hoặc các chất kết dính tổng hợp.
2.5.6 Được phép sử dụng rơm để làm lớp phủ ngăn cỏ dại và duy trì độ ẩm của đất. Ưu tiên sử dụng rơm từ trang trại hữu cơ nhưng nếu trong trường hợp không có thì được phép dùng rơm từ trang trại thông thường.
2.5.7 Được phép sử dụng các sản phẩm nhựa làm từ polyethylene, polypropylene hoặc polycarbonates để che phủ, giấy gói hoa quả hoặc lưới bắt côn trùng. Sau khi sử dụng, phải lấy các tấm nhựa ra khỏi trang trại và không được đốt những thứ này tại khu vực trang trại. - 2.5.8 Không được phép sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực vật bị cấm trong kho chứa.
2.6 Tránh ô nhiễm Nguyên tắc chung Tất cả biện pháp thích hợp cần được áp dụng để đảm bảo rằng đất và thực phẩm hữu cơ được bảo vệ khỏi ô nhiễm.
Tiêu chuẩn
2.6.1 Nước sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nước sạch (Theo tiêu chuẩn TCVN 5942-1995).
2.6.2 Khu vực sản xuất hữu cơ phải được tách biệt tốt khỏi nguồn gây ô nhiễm như khu công nghiệp, công trường xây dựng, các trục đường chính v.v...
2.6.3 Khi ruộng hữu cơ có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các chất đã bị cấm từ những nơi canh tác theo phương pháp thông thường gần đó hoặc các nguồn gây ô nhiễm khác, thi khu vực sản xuất hữu cơ phải có một vùng đệm rộng ít nhất là 01 mét để ngăn ngừa nhiễm hóa chất và: 2.6.3.1 Nếu như sự ô nhiễm là do từ không khí thì phải trồng một loại cây để chắn bụi nước xâm nhiễm. Loại cây trồng trong vùng đệm phải khác với loại cây trồng hữu cơ.
2.6.3.2 Nếu như sự ô nhiễm từ nguồn nước thì phải tạo một bờ đất hoặc rãnh thoát nước để ngăn xâm nhiễm do nước bẩn tràn qua.
2.6.4 Khi có nguy cơ ô nhiễm các chất hóa học hoặc kim loại nặng cao do các yếu tố ngoại cảnh hoặc do lịch sử sử dụng các hóa chất hoặc vật tư đầu vào của trang trại, người sản xuất phải đồng ý cho PGS lấy mẫu đất, nước hoặc sản phẩm để kiểm tra ô nhiễm. Chi phí kiểm tra do người sản xuất chi trả.
2.6.5 Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường không được sử dụng trong canh tác hữu cơ.
2.6.6 Các dụng cụ và thiết bị khác đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm vệ sinh sạch sẽ trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ.
2.6.7 Không được sử dụng túi và đồ chứa các chất bị cấm sử dụng trong canh tác hữu cơ để cất trữ và vận chuyển các sản phẩm hữu cơ.
3. CHĂN NUÔI HỮU CƠ
Phạm vi Tiêu chuẩn chăn nuôi này áp dụng cho các nhóm động vật bao gồm trâu, bò, lợn, dê. gà, vịt và ngan cùng các sản phẩm của nó.
3.1 Quản lý động vật Nguyên tắc chung Chăn nuôi hữu cơ dựa trên mối quan hệ hài hòa giữa đất, thực vật và động vật nuôi, tôn trọng nhu cầu sinh lý của vật nuôi và nuôi chúng bằng các thức ăn có chất lượng tốt được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.
Tiêu chuẩn
3.1.1 Động vật có quyền được hưởng không khí trong lành, nước sạch, thức ăn đủ dinh dưỡng và được đối xử theo nhu cầu của chúng
3.1.2 Động vật có quyền được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời, tiếng ồn quá mức, sự nóng nực, mưa gió, bùn lầy để giảm căng thẳng và đảm bảo chúng có cuộc sống thoải mái.
3.1.3 Nếu động vật trú ở trong chuồng thì phải:  Có đủ chỗ cho chúng đứng, nằm thoải mái, quay trở, liếm lông và tất cả các động tác tư thế bản năng của nó như là đi lại, vươn, duỗi hoặc vỗ cánh đều được chúng thực hiện dễ dàng.  Có đủ vật liệu tự nhiên, mới, sạch sẽ để thay ổ cho các động vật có nhu cầu làm ổ (bò, cừu, dê, lợn, gà)  Xung quanh chuồng phải được xây dựng đảm bảo cách nhiệt thích hợp, giữ ấm, làm mát và luôn thông thoáng để mức độ bụi, nhiệt độ, độ ẩm và nồng độ khí gas ở mức không gây hại cho vật nuôi;  Có khả năng duy trì kết cấu của bầy đàn, đảm bảo rằng đàn động vật không bị cô lập với các động vật khác cùng loài;  Vật liệu được sử dụng để xây dựng xung quanh chuồng và bất kỳ thiết bị sản xuất nào được gắn liền với nó phải là loại vật liệu không gây hại cho sức khỏe của con người hoặc động vật.
3.1.4 Gia cầm, thỏ và lợn không được nhốt trong lồng.
3.1.5 Cấm phương thức chăn nuôi không có đất đai. Tất cả động vật nuôi phải được tiếp cận với nơi chăn thả hoặc một khu vực ngoài trời để bất cứ lúc nào chúng cũng có thể vận động hoặc chạy nhảy theo nhu cầu sinh lý và điều kiện cho phép của thời tiết và mặt đất 3.1.6 Nên hạn chế sử dụng ánh sáng nhân tạo
3.1.7 Đối với khu vực chuồng nuôi, mật độ tối thiểu cho động vật phải tuân theo như sau: LỢN GÀ + (NGAN) VỊT Lợn > 40 kg 1.1 m2 /con Gà một ngày tuổi 2.0 m2 / 100 con Lợn nái 3.0 m2 / con 3 – 4 tuần tuổi 0.05 m2 / con Lợn giống 0.6 m2 / con > 28 ngày tuổi 0.1 m2 / con
3.1.8 Số lượng động vật được nuôi trên một đơn vị diện tích và quy mô của bầy đàn phải được giới hạn để động vật có thể tự do thể hiện các hành động theo bản năng đồng thời đảm bảo không gây thiệt hại đến đất và nguồn nước. Đối với gà và (ngan) vịt, mật độ thả ở khu vực ngoài trời ban đầu là 1 con/ 2m2 3.2 Yêu cầu chuyển đổi Nguyên tắc chung Hệ thống chăn nuôi thông thường chuyển sang chăn nuôi hữu cơ đòi hỏi một thời gian chuyển đổi để vật nuôi phát triển các hành động bản năng, khả năng miễn dịch và các chức năng trao đổi chất của chúng.
Tiêu chuẩn
3.2.1 Cấm sản xuất song song: Động vật trong trại nuôi hữu cơ phải khác với động vật trong trại nuôi thông thường. Nếu có động vật hữu cơ được nuôi giữ trong trại, thì động vật cùng loài với động vật hữu cơ không thể được giữ trong trại nuôi quản lý theo phương pháp thông thường
3.2.2 Trường hợp nơi đang có động vật trên một cơ sở vật chất hữu cơ sẵn có muốn chuyển đổi sang chăn nuôi hữu cơ thì phải trải qua một giai đoạn chuyển đổi tối thiểu theo lộ trình sau đây  Đối với động vật nuôi lấy sữa – 90 ngày  Đối với động vật nuôi lấy thịt – 12 tháng  Đối với gia cầm nuôi lấy trứng – 42 ngày Đề nghị tham chiếu mục 3.3.1. cho các trường hợp khác
3.3 Nguồn gốc/Nguồn động vật Nguyên tắc chung Động vật hữu cơ là động vật được sinh ra và lớn lên tại các cơ sở chăn nuôi hữu cơ.
Tiêu chuẩn
3.3.1 Động vật phải được nuôi theo phương pháp hữu cơ ngay từ khi chúng sinh ra. Tuy nhiên, nếu không có con giống hữu cơ thì có thể sử dụng con giống thông thường để nuôi hữu cơ nhưng phải đạt số ngày tuổi tối đa như sau:  2 ngày tuổi đối với gà nuôi lấy thịt;  18 ngày tuổi đối với gà mái nuôi lấy trứng;  2 tuần tuổi đối với các loại gia cầm khác;  Lợn giống 6 tuần tuổi và sau khi cai sữa;  4 tuần tuổi đối với bò sữa và dê (nhưng động vật phải được quản lý theo phương pháp hữu cơ trong vòng 1 năm trước khi được bán như là một sản phẩm hữu cơ ) Động vật nuôi không tuân thủ đủ các điều kiện trên không thể chuyển đổi được thành hữu cơ.
3.3.2 Ngoài động vật nuôi đã được chứng nhận hữu cơ, bất kỳ động vật nào đưa từ bên ngoài vào nuôi phải được kiểm dịch trong một khu vực quy định riêng biệt cách xa hệ thống sản xuất hữu cơ tối thiểu 48 giờ. Khu vực chăn thả được sử dụng để kiểm dịch sẽ không được đưa vào sử dụng trong hệ thống chăn nuôi hữu cơ ít nhất 12 tháng kể từ khi kết thúc kiểm dịch; chỗ quây thả và lồng nhốt có thể được sử dụng chỉ khi đã dọn sạch phân động vật và các vật liệu được sử dụng làm ổ trong khi kiểm dịch.
3.4 Con giống và nhân giống Nguyên tắc chung Con giống phải thích ứng được với điều kiện địa phương. Động vật phải được nhân giống bằng phương pháp sinh sản tự nhiên.
Tiêu chuẩn
3.4.1 Hệ thống nhân giống phải dựa vào các con giống có thể sinh sản một cách tự nhiên không có sự can thiệp của con người.
3.4.2 Được phép thụ tinh nhân tạo nhưng không khuyến khích sử dụng phương pháp này. 3.4.3 Cấm sử dụng kỹ thuật cấy phôi và nhân bản.
3.4.4 Cấm sử dụng hooc môn kích thích rụng trứng và sinh nở.
3.5 Cắt xén, mổ xẻo Nguyên tắc chung Canh tác hữu cơ tôn trọng những đặc tính để phân biệt của động vật.
Tiêu chuẩn
3.5.1 Cấm sử dụng phương pháp phẫu thuật thông thường để điều trị động vật nuôi. Chỉ có thể được áp dụng nếu vì lý do an toàn, giảm bớt khổ đau cho động vật và duy trì sức khỏe, phúc lợi của động vật. Trong những tình huống như thế, chỉ được sử dụng khi sức chịu đựng của con vật đã giảm xuống mức tối thiểu và thuốc gây mê có thể được sử dụng ở những nơi thích hợp. Những phương pháp điều trị sau đây được phép sử dụng:  Đeo chuông  Thiến  Cưa sừng và nhổ nanh (chỉ đối với con vật dưới 6 tháng tuổi)
3.6 Dinh dưỡng cho động vật :Nguyên tắc chung Động vật hữu cơ tiếp nhận nhu cầu dinh dưỡng từ thức ăn hữu cơ và thức ăn có chất lượng tốt.
Tiêu chuẩn
3.6.1 Động vật phải được nuôi với một chế độ thức ăn cân đối đáp ứng tất cả các loại dinh dưỡng mà nó cần, tất cả các động vật nhai lại phải được ăn thức ăn thô hàng ngày.
3.6.2 Thức ăn phải được làm từ các vật liệu 100% hữu cơ (“hữu cơ” được xác định theo tiêu chuẩn PGS này). Trường hợp thức ăn hữu cơ không có đủ cả về khối lượng cũng như chất lượng thì tỉ lệ lượng thức ăn thông thường được phép sử dụng (kể cả cho động vật đang trong quá trình chuyển đổi) là 10% cho động vật nhai lại (trâu bò) và 15% cho động vật không nhai lại căn cứ theo lượng chất khô tiêu thụ hàng năm.
3.6.3 Trên 50% thức ăn phải được trại nuôi hữu cơ tự sản xuất hoặc hợp tác sản xuất với các trang trại hữu cơ khác. Lượng còn lại cân đối giữa thức ăn hoàn toàn hữu cơ (>50%) và lượng thức ăn thông thường (<10-15%) tùy thuộc vào loại động vật nuôi) có thể được đáp ứng bằng loại thức ăn được sản xuất không sử dụng đầu vào bị cấm bởi PGS. Tuy nhiên, tỉ lệ này sẽ được Ban điều phối PGS xem xét lại vào cuối năm 2014 với quan điểm là giảm tỉ lệ này xuống vào ngày 1/1/2015
3.6.4 Có thể cho động vật ăn vitamin, các nguyên tố vi lượng và thức ăn bổ xung có nguồn gốc tự nhiên chiếm tối đa là 5% trong tổng lượng thức ăn. Tuy nhiên, người chăn nuôi phải chứng minh được nguồn gốc của các nguồn thức ăn bổ xung này.
3.6.5 Không được cho động vật nhai lại ăn các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật có vú ngoại trừ sữa và các sản phẩm từ sữa.
3.6.6 Ở những nơi có cách sử dụng đất đai bền vững hơn so với sử dụng đất để làm bãi chăn thả thì có thể cho động vật ăn cỏ tươi được mang từ nơi khác tới. Không được làm tổn hại tới ích của động vật. Động vật phải được phép di chuyển đi lại thường xuyên.
3.6.7 Chăn thả động vật nhai lại trong các khu đất tự nhiên hoặc trong bãi rộng là kỹ thuật được coi trọng của phương pháp sản xuất hữu cơ và cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:  Khu vực chăn thả được quy định rõ ràng và phải được kiểm tra  Khu vực chăn thả là những nơi chưa từng được xử lý bằng các sản phẩm không có trong danh mục đầu vào cho phép PGS trong thời gian 3 năm trước khi chăn thả;  Khu vực chăn thả không được làm ảnh hưởng đến tính ổn định của môi trường sống tự nhiên.
3.6.8 Các động vật có vú còn bé mới cai sữa (lợn, bò…)phải được uống sữa mẹ hoặc sữa hữu cơ từ cùng loài. Đối với lợn, tuổi lợn con tối thiểu là 6 tuần tuổi ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Khi người sản xuất định chăn nuôi một loại động vật có vú khác ngoài lợn, Ban điều phối sẽ đưa ra những khuyến cáo tạm thời cho người sản xuất cho đến khi các yêu cầu này được chính thức phê chuẩn bởi hội nghị thường niên PGS
3.6.9 Những chất sau bị cấm sử dụng làm thức ăn:  Đối với các động vật nhai lại: Những phụ phẩm có nguồn gốc từ động vật (ví dụ như chất thải từ lò mổ)  Sản phẩm giết mổ của động vật cùng loài;  Tất cả các loại phân kể cả phân chim và phân chuồng;  Thức ăn chiết xuất từ dung môi (như hexane) hoặc chất xúc tác hóa học khác;  Axit amin tổng hợp hoặc axit amin phân lập;  Ure, và các loại hợp chất đạm tổng hợp khác;  Các chất kích thích hoặc hoạt chất tăng trưởng tổng hợp;  Các chất tổng hợp kích thích ăn uống  Các chất bảo quản trừ khi sử dụng hỗ trợ chế biến;  Các chất tạo màu nhân tạo.
3.6.10 Chỉ được sử dụng các chất bảo quản thức ăn sau đây: a. Vi khuẩn, nấm và enzymes (kể cả EM); b. Phụ phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm (như mật mía); c. Các chế phẩm có nguồn gốc thực vật.
3.7 Sức khỏe động vật Nguyên tắc chung Phương pháp quản lý hữu cơ thúc đẩy và duy trì sức khỏe và phúc lợi của động vật nuôi thông qua dinh dưỡng hữu cơ cân đối, sống trong điều kiện thoải mái và lựa chọn giống có khả năng kháng lại bệnh tật, nhiễm trùng và ký sinh trùng. Các biện pháp khuyến cáo: Sức khỏe động vật phải được duy trì, vật nuôi được kiểm soát bệnh tật và ký sinh qua các phương pháp sau:  Chọn lọc con giống hoặc giống động vật phù hợp;  Áp dụng các biện pháp thích hợp với mỗi loài  Luôn cung cấp đủ thức ăn hữu cơ;  Quản lý luân chuyển bãi chăn thả;  Điều kiện chuồng trại sạch sẽ; và  Mật độ đàn thích hợp.
Tiêu chuẩn
3.7.1 Người chăn nuôi phải áp dụng tất cả biện pháp thực tế để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của động vật thông qua các biện pháp phòng ngừa trong chăn nuôi.
3.7.2 Chủ yếu dựa vào các vật chất hơn là sử dụng các biện pháp quản lý để kiểm soát bệnh tật là không phù hợp với các nguyên tắc canh tác hữu cơ. Ở những nơi có áp dụng các biện pháp quản lý để kiểm soát không có hiệu quả thì có thể sử dụng những sản phẩm có trong danh mục đầu vào được PGS phê chuẩn để hỗ trợ việc kiểm soát.
3.7.3 Nếu động vật bị ốm hoặc bị thương thì phải được chữa trị kịp thời và đầy đủ. Người sản xuất không được ngừng cứu chữa cho vật nuôi trong mọi trường hợp để không làm cho vật nuôi phải chịu đựng những đau đớn không cần thiết, cho dù việc sử dụng thuốc sẽ làm mất tình trạng hữu cơ của vật nuôi. Thuốc thú y có nguồn gốc hóa học và vaxin phòng dịch chỉ được dùng nếu:  Các biện pháp phòng trừ và các phương cách khác không chữa khỏi bệnh hoặc không làm lành vết thương  Sử dụng dưới sự theo dõi giám sát của cán bộ thú y, và Trong mọi trường hợp thời gian cách ly phải gấp đôi thời gian quy định hoặc tối thiểu là 48 giờ tùy thuộc vào khoảng thời gian cách ly cần thiết để chữa bệnh.
3.7.4 Cấm sử dụng thuốc thú y (kể cả kháng sinh) trên gia súc khi chúng không bị bệnh 3.7.5 Cấm sử dụng chất kích thích tăng trưởng tổng hợp hoặc thuốc giảm cân.
3.7.6 Được sử dụng vaxin trong các trường hợp sau:  Là loại bệnh đã biết hoặc được dự báo trở thành một vấn đề trong vùng nơi có trại nuôi và loại bệnh đó không tể kiểm soát được bằng các kỹ thuật quản lý; hoặc  Vaxin được yêu cầu sử dụng hợp pháp ; và  Vaxin không bào chế bằng kỹ thuật gen.
3.8 Vận chuyển và giết mổ Nguyên tắc chung Động vật hữu cơ phải chịu đựng ít căng thẳng nhất trong quá trình vận chuyển và giết mổ.
Tiêu chuẩn
3.8.1 Động vật phải được đối xử nhẹ nhàng, tử tế trong quá trình vận chuyển và giết mổ. Việc vận chuyển và giết mổ động vật phải tuân thủ theo các quy định tương ứng ở trong nước và quốc tế.
3.8.2 Trong quá trình vận chuyển và giết mổ, động vật hữu cơ phải được ở trong những điều kiện làm giảm tối đa hậu quả tiêu cực do:  Căng thẳng;  Xếp, dỡ;  Để lẫn các nhóm động vật khác nhau hoặc động vật khác giới tính;  Nhiệt độ và độ ẩm tương đối; và  Đói và khát.
3.8.3 Không được xử lý động vật bằng các loại thuốc an thần hoặc kích thích nhân tạo trước khi, hoặc trong quá trình vận chuyển. Cấm sử dụng kích điện hoặc các dụng cụ tương tự khác.
3.8.4 Việc giết mổ phải được tiến hành nhanh chóng và không làm động vật bị căng thẳng thái quá. Phải làm con vật choáng trước khi cắt tiết. Cấm cắt tiết động vật mà không làm choáng.
3.8.5 Phải có khả năng phân biệt được từng con vật hoặc nhóm động vật trong từng bước của quá trình vận chuyển và giết mổ.
3.8.6 Vật nuôi hữu cơ và vật nuôi thông thường không được vận chuyển cùng nhau hoặc giết mổ cùng một lúc
3.8.7 Thời gian chuyển đến khu vực giết mổ không được quá 8 tiếng.
4. VẬN HÀNH VÀ CHẾ BIẾN
Các tiêu chuẩn trong phần này áp dụng cho toàn bộ quá trình vận hành và chế biến sản phẩm được người vận hành và/hoặc chế biến đầu tiên thực hiện sau khi đã đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn nêu ra ở phần 1, 2 và 3. Vì vậy, quá trình vận hành và chế biến phải được thanh tra đồng thời và được cấp chứng nhận PGS. Những quá trình vận hành và/hoặc chế biến khác được đưa vào trong Các tiêu chuẩn PGS giành cho người bán lẻ.
4.1 Yêu cầu chung Nguyên tắc chung Quá trình vận hành và chế biến cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ chất lượng cao, giàu dinh dưỡng và mang lại cho nông dân hữu cơ một thị trường mà ở đó không làm ảnh hưởng tới tính nguyên vẹn hữu cơ của sản phẩm họ làm ra.
Tiêu chuẩn
4.1.1 Toàn bộ bước vận hành và chế biến phải được thanh tra và cấp chứng nhận PGS.
4.1.2 Người vận hành phải đào tạo và cung cấp thông tin về các yêu cầu của Tiêu chuẩn hữu cơ PGS cho toàn bộ người làm thuê (kể cả dài hạn và ngắn hạn) hoặc những người có trách nhiệm
4.1.3 Người vận hành phải duy trì các tài liệu chứng minh nguồn gốc của vật liệu hữu cơ, sổ sách ghi chép lại sự vận hành/chế biến, vật liệu hữu cơ lưu kho và các sản phẩm đã hoàn chỉnh và một hệ thống kế toán bao gồm việc mua các vật liệu thô hữu cơ và bán sản phẩm hữu cơ đã hoàn chỉnh. Các tài liệu và tài khoản phải rõ ràng và sẵn sàng cho việc thanh tra PGS.
4.1.4 Người vận hành phải lưu giữ các tài liệu chứng minh nguồn gốc vật liệu hữu cơ thô đã được cấp chứng nhận PGS sử dụng trong quá trình vận hành/chế biến.
4.1.5 Tất cả sản phẩm hữu cơ phải được xác định rõ là hữu cơ xuyên suốt toàn bộ quá trình. 4.2 Thành phần Nguyên tắc chung Sản phẩm chế biến hữu cơ chỉ được làm từ các thành phần hữu cơ.
Tiêu chuẩn
4.2.1 Tất cả thành phần sử dụng trong chế biến sản phẩm hữu cơ phải được sản xuất theo phương pháp hữu cơ trừ các chất phụ gia và chất hỗ trợ chế biến có ghi trong danh mục đăng ký được PGS phê chuẩn.
4.2.2 Nếu không có sẵn thành phần hữu cơ thì các thành phần được sản xuất theo phương pháp thông thường có nguồn gốc nông nghiệp có thể được sử dụng với điều kiện:  những thành phần đó được phép của PGS như là được ghi trong danh mục đầu vào đã đăng ký và được PGS phê chuẩn;  những thành phần đó không có nguồn gốc biến đổi gen;  những thành phần đó có hàm lượng không chiếm quá 5% thành phần các chất có nguồn gốc nông nghiệp của sản phẩm. Nước và muối có thể được dùng như một thành phần trong quá trình sản xuất sản phẩm hữu cơ và không gộp vào với tỉ lệ thành phần hữu cơ đang được tính toán
4.2.3 Tuy rằng các chất không phải hữu cơ được chấp thuận theo điều khoản 4.2.1 và 4.2.2 nhưng việc sử dụng những chất này cần được giới hạn bởi những đòi hỏi sau đây:  Những chất này là không thể thiếu để đảm bảo an toàn thực phẩm, hoặc  Những chất này là những chất cơ bản để chuẩn bị hoặc bảo quản thực phẩm đó, hoặc  Chúng được yêu cầu bởi luật định.
4.2.4 Không sử dụng các chất để làm tăng thêm lợi ích của thực phẩm – như bổ xung chất khoáng (kể cả các nguyên tố vi lượng), các vitamin, axit amin và các chất phụ gia tương tự trừ khi có yêu cầu sử dụng theo quy định của pháp luật.
4.3 Phương thức chế biến Nguyên tắc chung Sản phẩm chế biến hữu cơ chỉ được làm từ các thành phần hữu cơ. Tiêu chuẩn Kỹ thuật sử dụng để chế biến thực phẩm hữu cơ phải có bản chất vật lý (ví dụ như xay nghiền, phơi sấy, tách bóc), sinh học (ví dụ như lên men) và/hoặc cơ học (ví dụ như nén ép).
4.3.1 Chỉ được sử dụng kỹ thuật lọc không có phản ứng hóa học hoặc biến đổi thực phẩm trên cơ sở phân tử.
4.3.2 Không được sử dụng lò vi ba và chiếu xạ Ion cho các vật liệu thô, các thành phần và các chất phụ gia
4.3.3 Cấm chiếu xạ và sử dụng công nghệ nano trong sản xuất và cho các sản phẩm hữu cơ 4.3.4 Các chất sau đây không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm hữu cơ: chất ngọt (đường hóa học), hàn the, bột ngọt mono, chất chống oxy hóa tổng hợp, chất bảo quản tổng hợp, hương vị tổng hợp, chất tẩy trắng, các vitamin và khoáng chất tổng hợp
4.3.5 Chất thải trong khi chế biến phải được quản lý một cách phù hợp để giảm thiểu tác động tới môi trường. Các chất thải cần được tái sử dụng khi thích hợp.
4.3.6 Tất cả thiết bị, đồ chứa và phương pháp chế biến phải sạch, đảm bảo vệ sinh và phải áp dụng các biện pháp ngăn ngừa nhiễm bẩn (như nhiễm vi sinh, vi trùng và chất hóa học). 4.3.7 Trong quản lý chế biến hữu cơ, chỉ sử dụng những hệ thống làm sạch và khử trùng bề mặt, các máy móc và các trang thiết bị chế biến có khả năng ngăn ngừa được sự ô nhiễm của sản phẩm hữu cơ.
4.3.8 Nếu có sản phẩm thông thường được xử lý và chế biến trong cùng một khu vực thì khu vực cất giữ, bảo quản sản phẩm hữu cơ phải riêng biệt với sản phẩm - 14 - thông thường và toàn bộ thiết bị, máy móc sử dụng phải được rửa sạch trước và sau khi sử dụng cho sản phẩm hữu cơ. Ngoài ra, không được chế biến sản phẩm hữu cơ và sản phẩm thông thường trong cùng một thời điểm.
4.3.9 Chỉ được dùng nước và các chất xúc tác trong danh mục đầu vào đã đăng ký và được PGS phê chuẩn (Phần 4) để làm vệ sinh các vật đựng, các thiết bị và khu chế biến.
4.4 Bảo quản, gồm cả kiểm soát sâu, bệnh Nguyên tắc chung Thực phẩm hữu cơ được bảo vệ khỏi sâu bệnh bằng cách sử dụng thực hành sản xuất tốt bao gồm các biện pháp làm sạch thích hợp, vệ sinh và không sử dụng hóa chất xử lý hoặc phương pháp chiếu xạ.
Tiêu chuẩn
4.4.1 Tẩt cả các phương tiện cất trữ sản phẩm thô hoặc sản phẩm đã hoàn chỉnh phải được PGS kiểm tra
4.4.2 Tất cả sản phẩm hữu cơ phải được bảo quản riêng biệt khỏi sản phẩm thông thường ngoại trừ các sản phẩm đó được đóng gói trong các bao bì có màu sắc khác biệt và nhãn mác rõ ràng. Sự tách biệt và xác định này cũng phải được thực hiện trong suốt quá trình vận chuyển cho tới khi đến tận tay người tiêu dùng.
4.4.3 Được phép bảo quản lạnh và đông lạnh.
4.4.4 Kiểm soát côn trùng trong quá trình bảo quản phải áp dụng theo các biện pháp ưu tiên sau đây:  Các biện pháp phòng ngừa như vệ sinh kho chứa, loại bỏ môi trường sống và đường tiếp cận kho chứa của côn trùng, v.v....;  Các phương pháp cơ học, sinh học, và vật lý, ; và  Sử dụng sản phẩm trong danh mục đầu vào đã được PGS phê chuẩn.
4.4.5 Cấm các biện pháp kiểm soát côn trùng bao gồm, nhưng không giới hạn các chất và các biện pháp sau đây:  Thuốc diệt côn trùng không có trong danh mục đăng ký đầu vào và được PGS phê chuẩn;  Xông hơi khử trùng bằng ôxit ethylene, methyl bromide, phốt phát nhôm hoặc các chất khác không có trong danh mục đăng ký đầu vào được PGS phê chuẩn (Phần 3);  Xạ tia ion hóa (cho phép tia x quang các sản phẩm). Việc sử dụng trực tiếp hoặc áp dụng các biện pháp hoặc vật tư bị cấm sẽ làm sản phẩm đó không còn là sản phẩm hữu cơ.
4.5 Đóng gói và bao gói Nguyên tắc chung Việc đóng gói sản phẩm hữu cơ phải giảm tối thiểu tác động tiêu cực lên sản phẩm và môi trường.
Tiêu chuẩn
4.5.1 Tất cả vật liệu sử dụng để đóng gói phải tuân thủ quy định vật liệu đóng gói thực phẩm của nhà nước Việt Nam và phải tránh cho thực phẩm hữu cơ bị nhiễm các chất không được phép sử dụng theo quy định của các tiêu chuẩn PGS.
4.5.2 Không được xử lý vật liệu đóng gói sản phẩm hữu cơ bằng các chất diệt côn trùng tổng hợp hoặc các chất hóa học mà tiêu chuẩn PGS không cho phép.
4.5.3 Vật liệu đóng gói các thành phẩm phải sạch và không bao giờ được sử dụng để đóng gói bấy kì thực phẩm hoặc vật liệu nào khác trừ vật đựng bằng thủy tinh.
4.5.4 Được phép đóng gói chân không và xông hơi bằng dioxid.
4.5.5 Không được sử dụng Styrofoam để đóng gói.
4.6 Sử dụng dấu hiệu PGS và ghi nhãn Nguyên tắc chung Việc ghi nhãn phải có thể phân biệt được rõ ràng giữa sản phẩm được chứng nhận hữu cơ , chưa được chứng nhận và các sản phẩm không hữu cơ. Standards
4.6.1 Sản phẩm hữu cơ đã được chứng nhận bởi PGS có thể được dán nhãn là “Sản phẩm hữu cơ” cùng dấu hiệu PGS.
4.6.2 Người sản xuất hoặc chế biến sản phẩm hữu cơ phải được xác định rõ trên nhãn mác trong đó luôn ghi rõ tên của liên nhóm, tên nhóm và nếu phù hợp, có mã số nhận diện của nông dân.
4.6.3 các sản phẩm chế biến có chứa ít nhất 95% thành phần từ sản xuất được chứng nhận hữu cơ (tính theo trọng lượng trừ nước và muối) có thể được gắn nhãn là hữu cơ cùng với nhãn hiệu PGS .
4.6.4 Các sản phẩm được phê chuẩn bởi PGS nhưng có thành phần từ hữu cơ ít hơn 95% (trừ nước và muối) không thể ghi nhãn cũng dấu hiệu hữu cơ PGS. Tuy nhiên, PGS có thể cho phép tuyên bố trên nhãn mác tỉ lệ các thành phần hữu cơ được chứng nhận PGS của sản phẩm. Những sản phẩm này có thể được gắn nhãn "Được làm cùng các thành phần hữu cơ".
4.6.5 Tên và Logo PGS không được phép sử dụng như một bộ phận trong thương hiệu hoặc logo của công ty kinh doanh
4.6.6 Tất cả các thành phần hữu cơ và thành phần không có tên cụ thể sẽ được liệt kê trên nhãn cùng tỉ lệ, trọng lượng của chúng 4.7 Vận chuyển
Tiêu chuẩn
4.7.1 Không được vận chuyển sản phẩm hữu cơ cùng với sản phẩm thông thường. Nếu không thể vận chuyển riêng hai loại sản phẩm thì sản phẩm hữu cơ phải được dán nhãn rõ ràng và đóng gói trong thùng chứa có khả năng ngừa ô nhiễm. Người vận hành phải chịu trách nhiệm về sản phẩm hữu cơ trong quá trình vận chuyển.
5. CÔNG BẰNG XÃ HỘI
Nguyên tắc chung Tất cả công nhân ở các trang trại được chứng nhận, và gia đình sống ở đó được hưởng các quyền và điều kiện được thiết lập trong Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về Nhân quyền và Công ước về Quyền trẻ em (ILO) và trong bản công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế. Mối quan hệ cộng đồng và Gia đình được củng cố bởi một phương pháp tiếp cận chung tới công việc và cuộc sống. Tiêu chuẩn này cũng công nhận sự cần thiết phải thiết lập mối quan hệ kinh doanh bình đẳng và bền vững dựa trên sự tin cậy, minh bạch, công bằng, trách nhiệm và liên tục.
5. CÔNG BẰNG XÃ HỘI
Nguyên tắc chung Tất cả công nhân ở các trang trại được chứng nhận, và gia đình sống ở đó được hưởng các quyền và điều kiện được thiết lập trong Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về Nhân quyền và Công ước về Quyền trẻ em (ILO) và trong bản công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế. Mối quan hệ cộng đồng và Gia đình được củng cố bởi một phương pháp tiếp cận chung tới công việc và cuộc sống. Tiêu chuẩn này cũng công nhận sự cần thiết phải thiết lập mối quan hệ kinh doanh bình đẳng và bền vững dựa trên sự tin cậy, minh bạch, công bằng, trách nhiệm và liên tục.
5.1.1 Người khai thác có thể thuê lao động nhưng cấm bất kỳ loại hình cưỡng bức và lao động trẻ em nào. Người lao động/nhân viên được trả ít nhất mức lương tối thiểu theo quy định của chính phủ. Không có phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động (ví dụ giới tính, tuổi tác, sắc tộc, màu da, tôn giáo ...).
5.1.2 Người khai thác không được thuê trẻ em. Tuy nhiên, trẻ em có thể giúp cha mẹ hoặc họ hàng công việc đồng ruộng hoặc trong các địa điểm sản xuất nhưng chỉ khi dưới sự giám sát của một người trưởng thành và công việc không kéo dài quá 2 tiếng trong một ngày. Công việc không được gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ em hoặc gây tác hại đến giáo dục, phát triển đạo đức, xã hội và thể chất của trẻ em
5.1.3 Nhân viên và người sử dụng lao động của hệ thống hữu cơ được tự do hợp tác, có quyền tổ chức và thương lượng.
5.1.4 Nhân viên được bảo vệ thỏa đáng khỏi tiếng ồn, bụi bẩn và ánh sáng. Việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại phải nằm trong giới hạn chấp nhận được ở tất cả các hoạt động sản xuất và chế biến.
5.1.5 Toàn bộ nhân viên và gia đình họ đều được sử dụng các dịch vụ nước sạch, thức ăn, nhà ở, giáo dục, giao thông và chăm sóc sức khỏe.
5.1.6 Các nhà khai thác không dược dùng lao động bắt buộc hay cưỡng bức. Trong trường hợp điều này xảy ra, hoặc trường hợp có sự bất công xã hội hay sản xuất dựa trên các hành vi vi phạm quyền con người cơ bản, các sản phẩm đó sẽ không được chấp nhận là sản phẩm hữu cơ bởi Vietnam PGS.
5.1.7 Quan hệ thương mại công bằng – Những người khai thác nên tạo dựng sự đồng thuận giữa họ và người mua đó là cung cấp lợi nhuận chung, đảm bảo sẽ nhận mức giá công bằng cho sản phẩm của họ; sự thỏa thuận này nên là dài hạn (ít nhất 3 năm).
5.1.8 Quan hệ với cộng đồng – nhà tuyển dụng nên chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào hoạt động văn hóa xã hội ở địa phương
6. PHỤ LỤC: DANH MỤC ĐẦU VÀO PHÊ CHUẨN CHO SẢN XUẤT HỮU CƠ
PHẦN 1: ĐẦU VÀO CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT
Đầu vào Chi tiết và điều kiện Phân động vật bao gồm phân gà; vịt; lợn; bò và trâu và phân dơi v.v...  Về nguyên tắc là tất cả phân động vật phải được ủ nóng hoặc để lâu cho thật khô đi trước khi sử dụng.  Phân gà và các loại phân động vật khác lấy từ các trại nuôi thương mại không được phép sử dụng.  Nông dân phải thu gom phân động vật nuôi của mình.  Có thể sử dụng phân động vật chăn thả tự nhiên từ bên ngoài trang trại của mình (nếu như đã được ủ nóng hoặc để khô ngấu)
Tro gỗ (do đốt gỗ)  Chỉ được dùng tro từ gỗ (không phải than củi) để làm nguồn kali (K).  Tốt nhất là thường xuyên dùng một lượng nhỏ vì K ngấm xuống đất ẩm rất nhanh. Nếu cất trữ tro thì phải che đậy vì nếu nước mưa vào sẽ làm K tan rất nhanh.  Tốt nhất là trộn tro với phân ủ thành phẩm để tránh làm tăng độ pH đất. Phân ủ A  Vật tư đầu vào để làm phân ủ phải được thu gom từ chính trang trại. Không được dùng rác thải đô thị.  Có thể lấy các loại vật tư đầu vào từ bên ngoài như rơm, vỏ trấu, cây xanh, phân động vật và vỏ hạt cà phê  Phân ủ nóng có khoảng từ 10 – 20% phân chuồng cộng với cây xanh và một ít rơm hoặc vật liệu tương tự. Đống ủ cần được nóng lên tới > 60 °C trong 8-15 ngày và khi nó bắt đầu nguội đì thì cần phải đảo lên rồi ủ tiếp. Phân ủ có thể đưa vào sử dụng khi thấy có giun xuất hiện trong hỗn hợp phân.  Được phép dùng chất kích hoạt phân ủ EM (vi sinh có lợi) kể cả phương pháp ủ phân bokashi.
Phân vi sinh  Chỉ những sản phẩm được PGS-ADDA phê chuẩn thì mới được sử dụng. Những sản phẩm này gồm các sản phẩm “Tự nhiên” và phân vi sinh Việt Nam.  Cấm sử dụng phân vi sinh có dẫn xuất từ than bùn.
Phân khoáng  Được phép sử dụng từ các nguồn đã được phê chuẩn – những loại khoáng này phải được chứng nhận hữu cơ hoặc được Tiêu chuẩn hữu - 18 - cơ quốc gia Việt Nam hay PGS phê chuẩn  Ví dụ: đá khoáng phot phát (lân) có thể sử dụng với điều kiện phải nghiền thật nhỏ trước khi bón vào đất.  Chỉ được sử dụng làm nguồn bổ sung. Đá trầm tích  Được sử dụng bổ xung cho đất khi cần. Đá vôi  Được sử dụng bổ xung cho đất khi cần. Vỏ trấu Không có giá trị dinh dưỡng nhưng có thể được sử dụng làm lớp phủ hoặc ủ phân để giữ dinh dưỡng lại. Rơm, Rạ  Có thể đưa vào để ủ phân hoặc sử dụng làm lớp phủ đất. Nếu dùng rơm rạ đã lót ổ cho gia súc thì phải ủ nóng trước khi đem ra ruộng sử dụng . EM (vi sinh có ích)  EM lỏng được phép dùng và có thể mua ở các cửa hàng tại địa phương.
Dinh dưỡng vi lượng Dinh dưỡng vi lượng bao gồm: đồng, cô ban, sulphat, selen,bo, mangan, mô líp đen, kẽm, i ốt, sắt. Ưu tiên sử dụng nguồn (khoáng chất) tự nhiên. Nếu không có nguồn khoáng chất tự nhiên thì có thể sử dụng dinh dưỡng tổng hợp khi cây trồng và đất có biểu hiệu rõ sự thiếu hụt các loại dinh dưỡng vi lượng này. Không được phép sử dụng Nitrate và chlorua.
Vật liệu thực vật (các loại cây họ đậu). Ví dụ như: điền thanh (sesbania), Cây vông (erithryna), lạc dại (Arachis pintoi), muồng (gliracidia), đậu triều (pigeon pea) Vật liệu từ các loại cây họ đậu (lá và cành) được thu gom có thể dùng để làm lớp phủ xung quanh gốc cây trồng và dùng ủ phân. Giá thể nuôi nấm (Mushroom compost) Được sử dụng với điều kiện là nó không bị xử lý bằng thuốc trừ nấm để diệt các bào tử.
Rỉ đường Được sử dụng khi ủ các vật liệu xanh như một loại thức ăn cho vi sinh vật. Phân giun, hạt phân và nước dịch do giun thải ra Nuôi giun bằng chất thải có nguồn gốc thực vật thì tốt hơn nuôi bằng phân động vật vì phân động vật sử dụng làm phân ủ hoặc bón trực tiếp sẽ có hiệu quả sử dụng cao hơn. Phân động vật không được phép sử dụng trong sản xuất cây trồng thì cũng không được dùng để nuôi giun. Sử dụng hạt phân giun trực tiếp cho đất hoặc dùng như phân nước bằng cách pha tỉ lệ 10-20 lít nước/lít dịch lỏng do giun thải ra tưới cho cây
PHẦN 2:
ĐẦU VÀO QUẢN LÝ SÂU, BỆNH VÀ CỎ DẠI
Đầu vào Mô tả và điều kiện - Bẫy côn trùng A Có nhiều loại bẫy khác nhau: Bẫy dính (có chất dẫn dụ hoặc keo/mỡ) bẫy đèn.
Lưu huỳnh Dùng để kiểm soát nấm mốc nhưng phải dùng một cách thận trọng, lá có thể bị cháy nếu dùng khi thời tiết quá nóng.
Đồng Kiểm soát nấm và vi khuẩn. Có các sản phẩm đồng khác nhau. Thận trọng khi sử dụng, tránh phun quá mức. Có thể sử dụng hỗn hợp Boocđô (gồm sunphat đồng, đá vôi nung và nước) để trị nấm cho cây trồng thông thường với tỉ lệ 40:40:4 và dùng ngay lập tức. Có thể làm cháy lá.
Vi sinh Có thể sử dụng trừ sản phẩm biến đổi gen (GMO’s) Thuốc muối (Sodium bicarbonate) Kiểm soát nấm đặc biệt là nấm mốc sương. Tỉ lệ từ 5-10 gam trên 1 lít nước Côn trùng có ích Có thể được đưa vào để kiểm soát sinh học.
Dầu khoáng Kiểm soát côn trùng, thường được sử dụng cùng nước với tỉ lệ 1% Thuốc vi sinh BT (Bacillus thuringensis) Ngoại trừ loại có nguồn gốc biến đổi gen (GMO) Các loại cây xua đuổi Cỏ xả, cỏ chanh v.v... Hoa cúc Chất pyrethrum tự nhiên có trong hoa cúc có thể dùng để kiểm soát côn trùng nhưng cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các sinh vật ăn mồi đặc biệt là trên cây họ cam quýt Chất dẫn dụ (Pheromone) Dùng để thu hút côn trùng, thường được đưa vào bẫy.
Thuốc lá Nước trà thuốc lá được phép sử dụng để kiểm soát côn trùng và ngâm hạt trước khi trồng. Cấm sử dụng nicotine nguyên chất vì tính độc hại cao đối với động vật máu nóng (LD50=55). Cây dây mật (Derris spp) Ít độc hơn thuốc lá nhưng có thể làm bỏng da. Dùng để kiểm soát bọ cánh cứng, côn trùng và côn trùng biết bay. LD50=132. Khi sử dụng cho rau ăn lá phải cách ly ít nhất 7 này trước khi thu hoạch. Không nên dùng ở nơi gần nguồn nước vì sẽ gây độc cho cá.
Các chất dính Dùng xà phòng mềm Chiết xuất từ thực vật . Thận trọng khi sử dụng vì nó có thể làm hại đến côn trùng có ích. Chiết xuất từ nhiều loại thực vậy khác nhau thường được ngâm trong nước và dùng như trà Xoan Ấn Độ (Neem) Kiểm soát côn trùng (thường có bán ở dạng lỏng) nhưng có thể được làm từ nguồn xoan địa phương.
Viruses Phải là loại không có nguồn gốc biến đổi gen. Có - 20 - thể dùng để kiểm soát côn trùng gây hại v.v... Dung dịch phân ủ Dung dịch pha loãng (một lít dịch chiết từ phân ủ pha loãng với 10 – 20 lít nước sạch) Dùng để kiểm soát các bệnh do nấm gây ra như bệnh chảy mủ do nấm (Phytophthera).
Kiểm soát cỏ dại Cấm sử dụng tất cả các loại thuốc diệt cỏ. Sử dụng che phủ đất bằng nguyên liệu thực vật hoặc tấm nhựa.
Dấm Kiểm soát bệnh, cỏ dại và côn trùng có hại. Pha loãng trước khi phun.
A= cho phép sử dụng R= hạn chế (phải được PGS phê chuẩn trước khi dùng)
PHẦN 3:
CÁC SẢN PHẨM ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ CHẤT PHỤ GIA VÀ HỖ TRỢ CHẾ BIẾN
Muối R Từ nguồn sạch, không bị ô nhiễm
Các vi sinh vật R Không được có nguồn gốc biến đổi gen (GMOs) Potassium chloride A Chỉ sử dụng cho nước quả đống can đông lạnh, nước sốt rau và cà chua Citric acid A -Đươc sử dụng không quá 1 gr/lít để làm tăng hương vị trong mứt, nước quả và dưa muối -Được sử dụng cho tỉ lệ 0,1-0,5% để làm khô trái quả và ngăn chuyển thành màu nâu
Lactic acid A Để cô đặc nước hoa quả và lên men các sản phẩm rau
Ascorbic acid A Sử dụng để ngăn mất màu
Màu thực phẩm R Phải từ nguồn tự nhiên Calcium carbonate/nước vôi A Được sử dụng làm ổn định trong quá trình lên men rau quả muối. Trộn 1 thìa cácbonat canxi với 1 lit nước, nguối và chờ sau đó chỉ lấy phần nước trong trên cùng để sử dụng Hương liệu tự nhiên R Không được từ chất tổng hợp hoặc được sản xuâts bởi quy trình có hóa chất Ethylene R Sử dụng để làm cho quả chín. Chỉ được phép dùng từ nguồn phi tổng hợp Gelatine A Được sử dụng làm ổng định cấu trúc trong chế biến mứt Enzyme R Từ nguồn tự nhiên và không được từ nguồn GMOs
PHẦN 4: CÁC SẢN PHẨM TẨY RỬA VÀ KHỬ TRÙNG
Input A/R Details and conditions Nước rửa bát chén A Dùng để làm sạch vật đựng và các thiết bị được sử dụng chế biến thực phẩm
Chất tảy giặt A Dùng làm sạch thiết bị và không gian
Ethyl alcohol A Làm sạch vật đựng Nước oxy già R Chỉ để khử trùng thiết bị chế biến chỉ và phải rửa bằng nước nóng trước khi bắt đầu chế biến
PHẦN 5: SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG TRONG KHO CHỨA
Đầu vào Chi tiết và điều kiện
Bẫy các loài gây hại A Có nhiều loại bẫy như bẫy cơ học, bẫy dính, bẫy đèn. Cần xử lý các xác chết sau khi bẫy (chuột) cẩn thận v.v
Tro gỗ A Trộn với hạt giống để kiểm soát côn trùng
Dầu động cơ (đã sử dụng) R Dùng làm bẫy côn trùng (kết hợp với tia cực tím)
Dầu thực vật A Được sử dụng bảo quản hạt giống khi cất trữ
Chất Pyrethrin tự nhiên(chiết xuất từ hoa cúc) R Chỉ được sử dụng ở nơi bảo quản, không được để tiếp xúc với sản phẩm hữu cơ
Chất dẫn dụ A Các chất thu hút côn trùng vào bẫy và để giảm số lượng côn trùng.
Sóng siêu âm A Dùng làm cho côn trùng khó chịu là lạc lối.

Tiêu chuẩn Hữu cơ PGS Việt Nam